★ Một số chủng loại không phổ biến tại VN hoặc nhìn hình hiểu ngay được nên trong khuôn khổ bài viết này chỉ sơ dịch về phong lá đỏ
★ Sách báo, tạp chí Nhật sẽ đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, khi có thời gian sẽ viết đè phần tiếng Việt tương ứng lên chữ Nhật cho tiện theo dõi. Hiện tại, các đoạn dịch để tách rời phía trên/dưới ảnh
1. Giới thiệu
Mùa xuân là thời điểm chồi non phát triển, cũng là lúc tiến hành các thao tác cần thiết như bứt chồi.
Lúc này, chồi mụ (mà cứ để phát triển vậy sẽ làm cành vươn dài và đốt to phì) đâm ra mạnh mẽ nhờ vào dinh dưỡng được tích lũy trong cây từ mùa thu năm trước.
Để bonsai duy trì được kích thước và dáng thế thì đây là điểm chí cốt mà người chơi cây cần nắm được.
Vì thế cắt tỉa chồi để dành lực cho cây ra nhánh là việc rất quan trọng, nhất định cần nắm rõ ý nghĩa và cách cắt chồi để vận dụng tối đa cây bonsai mini.
<SNIP các đoạn khác nội dung khá dài và loanh quanh để cây ko chết, giữ lực, duy trì kích thước và dáng nên bỏ qua trong lược dịch>
2. Ý nghĩa và phương pháp cắt chồi xuân
Hình ảnh minh họa khá dễ hiểu, vui lòng xem hình để nắm chi tiết.
3. Cắt chồi các loại cây thông dụng
- Toshou matsu (Juniperus rigida)
- Shimpaku
- Keyaki (Zelkova serrata)
- Karamatsu (Larix kaempferi)
- Phong 3 thùy
- Phong
- Anh đào, mận, các loại khác
Hình ảnh minh họa khá dễ hiểu, vui lòng xem hình để nắm chi tiết.
4. Nghệ nhân hướng dẫn cách cắt chồi non cho phong mini
Cắt chồi mà chậm thì đốt đầu tiên sẽ dài
Chú thích thêm:
--
Rất dễ nhìn các đốt ở cành phong non, khi chồi vươn quá khoảng cách các đốt sẽ thưa trong khi cây mini cần chi dăm dầy.
Khi bứt chồi, tùy theo cành (già non...) mà số chồi mọc ra từ đốt sẽ nhiều thêm làm cho tán dầy và tròn hơn.
Cây vươn chồi lúc này là lấy dinh dưỡng tích ở thân cành trước đó, nếu ngắt muộn thì ko chỉ đốt dài mà còn lãng phí lực nuôi búp cần cắt (thay vì cho búp phát muộn và nhánh phụ sau khi bứt chồi).
--
Vì thế trong giai đoạn [chồi mở ra 2 lá tới khi nõn (ngọn chồi) vươn ra] là thời điểm tốt nhất để thao tác.
(xem hình để dễ hình dung, lúc này chỉ có 2 lá xòe 2 bên và ngọn cành vươn ra chứ chưa xòe thêm 2 lá tiếp theo)
Hãy cùng xem nghệ nhân hướng dẫn thao tác chi tiết:
Mẫu số 1: trước khi tác nghiệp (ảnh phía trên)
Phong Núi (cây như ảnh bên phải) có chiều cao 15,5cm.
Cây đã 10 tuổi, trồng từ hạt, là phôi bán thành phẩm.
So với cây cắm cành thì cây gieo từ hạt sẽ phát chồi sớm hơn (cần phân biệt giữa sớm "thời điểm" và nhanh "tốc độ"), lực cũng khỏe hơn.
Cây này để trong nhà (bên Nhật thường làm nhà phủ nilon để tránh rét cho cây, mùa xuân Nhật Bản từ tháng 3-5) nên chồi xuân ra sớm (ấm sẽ ra sớm hơn, nếu cây mang về VN thì tháng 2 đã phun chồi ầm ầm)
Ảnh cây ở thời điểm 13/3, nõn đã bung khá mạnh, đây là ví dụ cho trường hợp bứt nõn muộn 4-5 ngày.
Chồi khỏe đã vươn khoảng 1,5cm.
Dùng nhíp ngắt nhẹ nhàng chồi ra (thực tế thấy người Nhật hay dùng móng tay vặt vì lúc này nõn mềm như bún)
Chồi có lực khá khỏe, phần nõn đã vươn quá xa (khoảng cách đốt thưa nếu chồi vươn xa). Trước mắt cắt tới vị trí như nói trên.
Mẫu số 1: sau khi xử lý
Việc bứt chồi đã hoàn thành, chiều cao của cây là 14,5cm (thấp đi 1cm so với trước).
Trước tiên, hiện tại phần chồi khỏe đã được xử lý nhưng sau này các nõn/chồi khác sẽ vươn tiếp nên cần ngắt chồi một cách tuần tự
(cây có nhiều cành/nhánh/chi, thời điểm mỗi nhánh vươn chồi ko hẳn cùng lúc nên việc làm này lặp lại cho các chi khác)
Để búp sát nhau (vị trí các mầm/đốt gần) thì chỉ cần ngắt phần nõn là được.
Mẫu số 2: trước khi xử lý
Phong Núi có chiều cao 10cm
Cây phôi hạt 3 tuổi được tác giả chọn làm mẫu.
Cây hạt có đế (gốc rễ) nhanh nở, chồi nhiều và phát triển mạnh nên việc bứt những chồi bung nhanh là rất cần thiết.
So với cây cắm cành thì cần xử lý sớm hơn 10-15 ngày.
Dùng nhíp bứt nõn đã vươn tầm 1cm.
Mẫu số 2: sau khi xử lý
Hoàn thành tác nghiệp. Nếu ở vùng Kanto (khu vực Tokyo và 6 tỉnh lân cận) và để cây ngoài trời (ko trong nhà phủ nilon) thì hạ tuần tháng 3 tới sơ tuần tháng 4 là thời điểm phù hợp.
(1 tháng chia làm 3 tuần: Sơ, Trung, Hạ; mỗi tuần cỡ 10 ngày thay vì tuần 7 ngày lịch dương)
Tuy nhiên, tùy cây (tùy hoàn cảnh...) mà búp ra sớm hay muộn cũng có nên chia ra và đặt/để/bầy thành nhóm sớm và muộn cho dễ hiểu.
Mẫu số 3: trước khi xử lý
Cây phong cao 15,5cm (khác với loại phong Núi ở các mẫu trước)
Tác giả chọn cây cắm cành 6 tuổi làm mẫu.
Với cây kiểu này thường nên cân nhắc về [kích thước của cây sau khi đã hoàn thiện] rồi tiến hành bứt chồi (định hình sau này cây sẽ cao/to/nhỏ cỡ nào).
Chọn chồi bung rồi dùng nhíp bứt búp.
Việc cắt chồi hoàn tất. Phía dưới (mặt đất) là các nõn được cắt lần này. Sau đó các chồi phát muộn cũng sẽ vươn ra nên cần thực hiện tuần tự.
Mẫu số 4: cũng tương tự (nên ko dịch cả) nhưng có điểm chú ý là chồi này mới nhú nên cần đợi 2-3 ngày rồi mới cắt sẽ tốt hơn.
Danh sách bình luận
Góp ý