Thời kỳ Edo cách đây hơn 400 năm, thủ phủ của Edo là Tokyo ngày nay, các lãnh chúa thường định kỳ tập hợp và chầu vua (Nhật Hoàng, người sống tại cố đô Kyoto cách Tokyo hơn 500km). Ảnh dưới là ngôi làng cổ còn ngữ nguyên khoảng 30 căn nhà mà tác giả tự chụp - nơi xưa các lãnh chúa từng dừng chân trong chuyến đi cách đây vài trăm năm.
Trước khi viết tiếp cần chú thích thêm rằng: Việt Nam đã trải qua nhiều thời đại nhưng mấy nghìn năm vua Nhật Bản chỉ một dòng họ và là nơi quy tụ nhân tâm cho dù Nhật Bản có giai đoạn phân tranh (hình ảnh các võ sĩ Samurai khá gắn liền với các cuộc chiến đó).
Thời kỳ này dòng họ Tokugawa đóng tại Edo có ảnh hưởng bao trùm xây dựng chế độ quân chủ, các dòng họ lớn khác (lãnh chúa khác) dưới sự dẫn dắt của Edo được chia phụ trách các khu vực, hiểu nôm na như các quan. Vì thế giai đoạn này gọi là thời đại Edo và như vậy Edo (tức Tokyo ngày nay) cùng với Kyoto là hai nơi hết sức đặc biệt. Con đường từ Edo đến Kyoto được ví như "con đường tơ lụa" của Nhật Bản, chặng đường dài có 53 điểm dừng chân mà tại đó mọi người thường đổi ngựa để chở hành lý cho cung đường tiếp theo (giống như thuê taxi hoặc đi xe khách nhưng chỉ đến ga tiếp theo và lại đổi tầu/xe chứ thuê được một mạch - đây là nét văn hoá rất đặc biệt thời xa xưa). Con đường này cũng đóng góp nhiều đề tài sáng tác cho giới nghệ sĩ với vô vàn thành tựu về phát triển kinh tế, văn hoá...
Giai đoạn này kinh tế phát triển phồn hoa, giới quyền quý được hưởng đất đai bổng lộc lớn, dịch vụ giải trí cũng nở rộ. Lầu xanh, kỹ nữ, lối sống hưởng thụ, tác phẩm mô tả gesha, tình dục là một phần của cuộc sống thượng lưu hiện đại khi đó. Thuật ngữ gọi là Ukiyo (phiên âm chữ Hán-Nhật là Phù Thế) tức là thế giới hiện đại phù du hưởng lạc... Tất nhiên không tách rời thời đại, văn học - nghệ thuật phản ánh thực tế thời đại. Dòng tranh Ukiyo đã phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ 17-19. Nổi bật là Hokusai với phong cách cởi mở mạnh mẽ và ngược lại Hiroshige với những bức tranh cảm xúc đa chiều.
Gần 200 năm trước, người nghệ sĩ với phong cách trầm lặng này cùng phái đoàn Edo trong một lần đi chầu vua đã xúc động mạnh mẽ bởi vẻ đẹp của cuộc sống - cảnh quan - sự việc - con người khi dừng chân tại 53 điểm trú và trên đường đi. Ông đã phác họa lại một cách sinh động bằng 55 bức tranh (53 bến đỗ, điểm xuất phát Edo cộng, đích đến Kyoto) bằng khung in bản gỗ.
Dưới đây là vài trong số 55 bức tranh mà sự nổi tiếng của nó vượt quá biên giới Nhật Bản tới phương Tây. Để tận mắt cảm nhận, bạn có thể đến bảo tàng cách ga Tokyo khoảng 45 phút đi tầu điện (đổi tầu 1 lần).
Đến ngày nay, những bức tranh nổi tiếng này vẫn đang được ưu chuộng và dùng trong rất nhiều sản phẩm lưu niệm, hàng hoá. Sưu tầm một món như vậy, đi bảo tàng, đến nơi mà lãnh chúa từng dừng chân là cách trải nghiệm và cảm nhận văn hoá chân thực nhất. Chiếc chậu mini này được làm và vẽ hoàn toàn thủ công bởi nghệ nhân Nhật, cầu kỳ từ việc chọn đất đến từng đường men nét vẽ. Đáy chậu ghi chú thích tranh vẽ 53 bến đỗ.
Để tìm hiểu về một đất nước không thể không nhắc tới văn hoá. Và với sự hiểu biết về văn hoá - lịch sử càng giúp ta có cái nhìn thấu đáo và thấy nhiều điều thích thú. Hi vọng bài viết góp thêm một góc nhìn về đất nước bạn.
Xin cảm ơn.
Danh sách bình luận
Góp ý