Xem hướng dẫn: Cách trồng phong Nhật Bản phần 2
Xem hướng dẫn: Cách trồng phong Nhật Bản phần 1
Các giống (chi, chủng, loài) lá đỏ rất nhạy cảm với nắng gắt. Trong khi cách giống lá xanh nhỏ lại có khả năng chống đỡ nắng tôt hơn rất nhiều. Sẽ rất tốt nếu bạn che chắn bớt và cho ánh nắng vào từ hướng Bắc hoặc Đông Bắc. Cây phong Nhật có rễ nông (cạn). Dù có nhiều rễ, nhưng chúng không quá cạnh tranh và có thể cùng phát triển với rễ của nhiều loại cây khác.
Nhiều giống phong Nhật có thể đạt chiều cao 20 feet (tương đương 20 x 0.3048, hơn 6 mét) và sải tán rộng (theo chiều ngang giống như cây phượng). Thân chính thường cao khoảng 2 mét, các cành sẽ vươn cao và rộng hơn nhiều. Thân cành có thể cắt để gọn lại nhưng nếu cắt các cành lớn thì có thể mất vài năm để cây lấy lại dáng vẻ tự nhiên khi các cành mới đủ lớn và phát triển. Vì vậy, chỉ nên cắt những cành non để giữ lại dáng vẻ tự nhiên. Thời điểm cắt tỉa hợp lý nhất là ngay sau mùa lá đỏ đến hết tháng 12 khi mà lá đã rụng sẽ giúp cây ổn định hơn (tránh cắt khi đúng thời điểm cây phát triển mạnh nhất trong năm - như mùa xuân và đầu hè - thời điểm vàng để cây sinh trưởng). Nếu cắt tỉa nhẹ, bạn có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào của năm.
Màu lá bị chi phối bởi lượng nắng, độ ẩm, dinh dưỡng, hoặc sức khỏe của hệ thống rễ. Cùng một giống nhưng sẽ có màu lá khác nhau ngay cả khi trông gần nhau nhưng có một trong các yếu tố trên là khác nhau.
Hình ảnh cùng một giống phong nhưng màu lá lại khác nhau (phải là cây có rễ yếu hơn)
Tại Nhật Bản có nhiều chủng phong mà tùy theo được trồng ở vùng miền nào, màu lá sẽ khác nhau. Các giống lá đỏ có thể có màu xanh nếu thiếu nắng, hoặc được bón quá nhiều phân bón, hoặc không đủ nước. Màu đẹp nhất nên là 1-2 tiếng tắm nắng với độ ẩm cao một chút, nhưng có khoảng thời gian khô giữa các lần tưới nước.
Cây mới trồng cần được tưới cẩn thận bằng tay, lượng nước tùy theo loại đất và thời tiết. Cần đảm bảo cụm rễ của cây mới trồng có đủ độ ẩm cho đến khi rễ mới phát triển và hút nước từ đất. Nếu thấy thân cây lớn lên thì có thể yên tâm là cây đã hồi lại và ra thêm nhiều rễ mới. Cây phong thích được tưới ẩm trong mùa hè, tần suất tưới từ một tới vài ngày tùy theo tình hình thực tế và giống phong bạn trồng. Tất cả các loài phong có đặc điểm chung là thích được tưới nước theo một lịch trình (thời điểm) ổn định. Khi nhiệt độ thấp, không nên tưới quá nhiều nước mà để đất hơi khô một chút vì như vậy sẽ giúp kích thích rễ phát triển và giúp cho cây chống đỡ thời tiết nóng tốt hơn. Cây thích nắng khi nhiệt độ dưới 30 độ và cây cũng chịu được thời tiết nóng trên 35 độ. Nhiệt độ nóng vào ban đêm cũng không tốt với tất cả các loại cây bao gồm cả phong Nhật, đặc biệt là cây trồng trong chậu vì nó ngăn cản sự quang hợp.
———
Chú thích: theo tiêu chuẩn của Mỹ, các vùng được chia theo nhiệt độ thấp nhất trung bình. Nó cũng thể hiện khả năng chịu đựng của cây đối với sự ảnh hưởng của nhiệt độ.
Vùng 1: < -40 độ
Vùng 2: -40 độ đến -28.9 độ
Vùng 3: -28.9 độ đến -17.8 độ
Vùng 4: -17.8 độ đến -6.7 độ
Vùng 5: -6.7 độ đến 4.4
Hình dưới đây chỉ ra các vùng theo nhiệt độ.
———
Nếu cây phong lá đỏ của bạn có lá màu xanh vào mùa xuân thì đó là dấu hiệu của việc đất quá khô hoặc rễ cây yếu và ít. Thường thì tưới nước vào mùa đông là không cần, nhưng cây vẫn cần một chút nước ngay cả khi cây đang ngủ vì vậy hãy tưới lướt một chút trên bề mặt là đủ. Vào mùa hè, nếu bạn thấy một số lá chuyển sang màu lá thu thì điều đó có nghĩa là một số rễ không nhận đủ nước.
Cây phong Nhật trưởng thành thì hầu như bạn không phải lo về côn trùng hoặc bệnh. Theo kinh nghiệm làm vườn, thì việc lưu thông không khí và dùng đất thoát nước tốt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nấm. Thuốc trừ sâu gốc đồng hoặc các loại thuốc diệt nấm có thể giúp ích trong trường hợp bị bệnh nhưng không thể dùng trong thời tiết nóng. Thuốc phải được phun sớm vào buổi sáng để bảo ngăn ngừa độc tố. Ngay cả các loại thuốc hữu cơ cũng không tốt cho cây phong Nhật trong thời tiết nóng. Đồng thời phải cắt cành và phiến lá đã hoặc đang chết ngay lập tức. Cũng không nên phủ đất kín hết rễ cây phong vì nó sẽ là chỗ ẩn trú cho côn trùng và các loài gặm nhấm làm hại cây.
Cây phong Nhật thích nắng nhẹ buổi sáng nhưng tốt nhất là để nơi bóng dâm lốm đốm. Cây phong cũng không thích bóng dâm quá dày hoặc để sát nhau quá. Một số giống phong có thể thích ứng nắng chiều tốt nhưng trong những năm nóng thì cây sẽ bị cháy lá vào cuối hè. Đa số các giống phong có thể thích ứng nắng trưa vài giờ mỗi ngày miễn là độ ẩm phải ổn định. Cần chú ý tăng cường thêm nước so với bình thường vào cuối hè, hoặc quãng thời gian nắng gắt, hoặc trước những thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Tưới nước vào buổi sáng là tốt nhất vì cây cần một khoảng trễ để hút nước lên lá. Một số giống phong lá đỏ không giữ màu khi quá dâm hoặc có quá nhiều ánh nắng mặt trời nóng. Một số ít giống phong lại cần nắng hầu như cả ngày mới có màu đẹp vì vậy trồng phong vào trong chậu vào di chuyển vào bóng dâm khi thời tiết nóng. Phần lớn các giống phong lá xanh sẽ chịu nắng tốt hơn, ví dụ giống phong vỏ san hô. Những giống phong lá đỏ không thể chịu được đất khô kéo dài khi nhiệt độ trên 35 đọ. Nếu cây của bạn nhận quá nhiều ánh nắng mặt trời nóng thì hoặc tưới nước thường xuyên hoặc đào vào di chuyển cây vào tháng 11.
Đang dịch, còn tiếp, xin cảm ơn.
Danh sách bình luận
Góp ý