Lần đầu tiên được thu tập vào thập niên 1850 tại Nhật Bản, Shimpaku đã trở thành một trong những loài cây được ưu chuộng nhất trong giới bonsai khắp thế giới nhờ vào cấu trúc tán lá đặc biệt và vỏ da đẹp. Gỗ tùng Shimpaku có mùi thơm dễ chịu, khá giống mùi gỗ Ngọc Am (nhưng chất gỗ chắc và cứng hơn nhiều). Đối với nghệ nhân Nhật Bản, cây Shimpaku nhất định phải có lũa. Tùng được ví như chính nhân, thân không lũa sẹo như nam nhi chưa bôn ba phong trần. Thân cành cong mình trước sóng gió nhưng vẫn vươn lên mạnh mẽ.
Chính vì vậy, qua nhiều thế kỉ, các cây mọc trong tự nhiên đã được săn lùng và sưu tập. Công việc này ngày càng trở lên nguy hiểm do ngày nay cây đẹp còn lại chỉ có thể tìm thấy ở các vỉa đá khá cao và chông chênh. Cây được sưu tập về đa phần là gỗ chết nhưng mang dáng vẻ thời gian và có đường cong mê hoặc do thiên nhiên mang lại, sau đó được sử dụng để ghép.
Và trong gia đình Shimpaku, cũng có các chủng loại khác nhau, bài viết này xin chia sẻ các nội dung sau:
Itoigawa có màu lá xanh sáng và tươi. Hơn nữa, tán lá được tổ chức đẹp hơn các loại Shimpaku khác với cấu trúc mở giống như lan quạt một cách tự nhiên nên việc xén tỉa và uốn chỉnh cũng rất thuận tiện. Vì vậy Itoigawa Shimpaku được nhiều người ưu chuộng (葉性の良い糸魚川シンパクに人気があります).
Đây là hình ảnh tán lá ba loại Itoigawa - Kishu - Shimpaku (từ trái sang phải)
Kishu có màu lá nhạt/sáng hơn Shimpaku những sẫm hơn Itoigawa, tán lá dầy đặc, lá chùn mập hơn Itoigawa rất nhiều. Vì vậy ngay tại Nhật, nhiều người cho rằng Kishu khá rối và giá của loại này cũng rẻ hơn hẳn. Cành của Kisyu cũng đơ cứng và mập hơn.
Shimpaku khá giống Kishu có tay cành khá rối. Điểm khác biệt là màu sẫm nhất và cấu trúc nằm giữa hai loại trên. Shimpaku có tán lá bó sát nhau thu cụm lại thành cuộn như hình sợi dây (nhưng vẫn thoáng hơn Kishu) và màu lá xanh đậm hơn hẳn.
Loại phù hợp với bonsai nên có các điểm đặc trưng sau:
- Lá nhỏ, sáng màu, vươn thon
- Cành thanh thoát với cấu trúc mở
- Tán lá không quá: rối, co cụm, đơ (vì Shimpaku vốn đã có chi dăm rất dầy)
- Thân cành dẻo để tạo đường lắc, co uyển chuyển
Khi đã nắm bắt được đặc trưng của cây thì cách chăm sóc khá đơn giản. Cây nên được đặt chỗ nắng chiếu đều, cao lên một chút để đón gió (日当たりと風通しの良い場所で管理します). Và điểm mấu chốt nhất là đất và nước. Nên dùng loại đất như trồng thông, hoặc phong, hoặc đất có khả năng thoát nước tốt (trộn nhiều cát chẳng hạn), đặc biệt là cây đang ươm luyện (培養中の苗木は、砂を多めにして水はけを図ります). Cây chết chủ yếu do tưới nước nhiều mà đất giữ nước quá cao. Tại Nhật, họ có nhiều loại đất cho nhiều loài cây khác nhau. Như hình dưới, các viên đất có kích thước lớn và tầng dưới đáy chậu còn dùng loại lớn hơn. Như vậy, sẽ rất tốt cho vấn đề thoát nước và thoáng khí.
Đáy chậu thường có nhiều lỗ và lỗ ở vị trí thấp nhất để thoát nước. Tránh dùng một số loại chậu Trung Quốc có lỗ ở điểm vồng lên sẽ giữ một lượng nước nhất định dưới đáy. Khi trồng, hãy cẩn thận dùng miếng lưới nhựa để đặt lên các lỗ và buộc giây nhôm cố định. Việc này giúp các lỗ không bị bí bết và tăng khả năng thoát nước. Khi trông cây ngoại, những việc trên nhiều người nghĩ đơn giản và coi thường, nhưng đó là bài học thực tế tôi đúc kết khi trồng cây Nhật nhiều năm nay. Dây nhôm cũng được dùng để cố định cây vào chậu - những việc tỉ mỉ này lại là bắt buộc với người Nhật. Cách nhân giống cũng rất đơn giản, cắt cành và dùng đất phù hợp để ươm vào mùa mưa (ở Nhật mùa mưa là tháng 6 - tháng 7) hoặc trước mùa xuân (時期としては6月~7月の梅雨時がいいようですが、春先に挿しても大丈夫です)
Trồng cây tất nhiên cần bón phân, nhưng bón quá nhiều hoặc sai thời điểm có thể làm chết cây. Nên dùng phân hữu cơ thay vô cơ, hoặc dùng phân bón của Nhật (một năm bón 2 lần, chỉ vài viên nên một túi có thể dùng cho hàng trăm cây cả năm), về cách chăm sóc cây bonsai:
Nếu đất trên bề mặt chậu khô, tưới ướt đẫm đều đến khi nước chảy ra khỏi chậu. Trường hợp để khô quá thì tưới cả trên lá để cây hồi lại nhanh chóng. Vào những ngày nắng nóng, cũng nên tưới cả trên lá. Shimpaku ưa nước nên thích được tưới đầy đủ (水が好きな樹なので、たっぷりとあげるようにしてください) nhưng đòi hỏi đất có khả năng thoát nước cao . Với ai đã chơi Tùng/Thông/Phong/Quyên/Đào nhiều sẽ dễ dàng làm quen hơn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý người Nhật thường dùng chậu nhỏ; đất dạng viên, thấm nhanh, khô nhanh, rất thoáng và thoát nước tốt nên tùy theo kích thước chậu và loại đất bạn dùng để tưới phù hợp. Lá Shimpaku cắt khỏi cành để nguyên 3 ngày chưa khô nên bạn không cần quá lo và tưới nhiều khi đất vẫn ẩm. Tùy theo việc tưới nước, bạn có thể kiểm soát độ sinh trưởng của cây, tưới nhiều cây sẽ lớn nhanh hơn (水遣りによって生長の速度を管理できます。早く生長させたい場合はたっぷりと).
Sử dụng loại phân bón dạng rắn chuyên dùng cho cây bonsai là tốt nhất (loại phân hủy chậm). Nên bón vào khoảng tháng 3-6 và tháng 9-10 (khi áp dụng vào Việt Nam sẽ khác đôi chút vì ở Nhật tháng 4 còn lạnh (mùa hoa anh đào) và tháng 10 đã chớm lạnh). Cung cấp dưỡng chất nên bón mớm dần không dồn dập. Cây trồng trong chậu thì nên thay hai năm một lần vào khoảng trước mùa hè và trong thu. Shimpaku tương đối khỏe nên hầu như không phải lo lắng về vấn đề phòng bệnh.
Dạy con từ thủa nên ba - Uốn cây từ thủa non mới trồng. Như hình sau, một cây sẽ làm lũa trong tương lai và một cây nuôi lấy tay tán như bình thường.
Dù tùng Itoigawa Shimpaku khá dễ uốn thì bạn cũng đừng quên dùng sợi cọ để có khúc co ưng ý nhất (tốt hơn dây nhôm rất nhiều). Đây là hình ảnh trước khi uốn.
Sau khi định hình, sự mềm mại thấy rõ và vị trí tay cành cũng phù hợp hơn.
Với những trường hợp ngọn quá xa, gốc không phù hợp, hoặc đơn giản là bản muốn tạo một cây mới từ ngọn thì phương án sau rất đáng thử
Vào thời điểm phù hợp, bạn cũng có thể ghép cành theo cách hết sức đơn giản như sau. Chất bạn nhìn thấy tại chỗ ghép là keo của Nhật, hiện cũng có bán nhiều tại thị trường Việt Nam
Nhiều bạn buộc quá nhiều dây, khá rối và lồng lên nhau. Chỉ với một chiếc que như sau chẳng phải rất hữu dụng.
Hãy thỏa sức sáng tạo từ những cây giống mà tất cả các ý tưởng của bạn có thể thực hiện được. Những hình sau được chụp nổi rõ đường nét của cây để bạn có thể tham khảo. Món quà không xa sẽ là các tác phẩm đẹp đầy mê hoặc.
Cây có kích thước và chiều cao như ảnh dưới, được uốn nắn tại Nhật và giữ nguyên trong bầu khi mang về Việt Nam nên cây rất ổn định.
Bạn có thể giữ nguyên dáng thế, hoặc chỉ thêm vài đường uốn sẽ có cây hoàn toàn khác biệt.
a) Áp dụng nguyên tắc Kimura để tạo dáng Shimpaku bonsai
b) Tạo ra một tác phẩm siêu đẹp sau vài tiếng làm việc
Chúc bạn trồng cây vui vẻ và sớm có những tác phẩm đẹp mắt.
Để được phục vụ tốt nhất, xin liên hệ:
Hotline: 0944-22-88-82 (Khoa)
https://facebook.com/phonglado.com.vn
http://phonglado.com.vn
Tên bạn:
Đánh giá của bạn:
Lưu ý: không hỗ trợ HTML!
Bình chọn: Xấu Tốt
Nhập mã kiểm tra vào ô bên dưới:
Về phong lá đỏ
Giữa hơn 1000 loại phong trên đất Nhật, chúng tôi đã thử nghiệm 32 loài có màu sắc khác nhau tại Việt Nam. Kết quả cho thấy một số giống có tốc độ sinh trưởng và thích nghi tốt với khí hậu tại đây. Từ đó, chúng tôi đã sàng lọc và mang về phục vụ bạn yêu thích. Để làm được điều đó là cả quá trình mày mò trên đất Nhật, lui tới các vườn cây vào học hỏi từ các nghệ nhân người Nhật Bản. Tự hào là nhà tiên phong về cây phong lá đỏ tại Việt Nam, chúng tôi xin cảm ơn và trân trọng sự tin chọn của bạn. Bạn có tin một ngày không xa sắc màu phong lá đỏ sẽ rực rỡ khoe sắc khắp đất trời Việt Nam.
Về bonsai?
Đây là từ gốc Nhật (và rất nhiều từ khác bạn đã quen thuộc, kể như: karaoke, karate...) được ghép từ hai âm Hán (do người Nhật cũng dùng chữ Kanji) là BỒN (chậu) và TÀI (trồng). Vậy có thể hiểu đơn giản là cây được trồng thu nhỏ trong chậu. Theo thời gian, bonsai đã trở thành nghệ thuật tại tất cả các quốc gia. Các kỹ thuật bonsai cũng ngày càng hoàn thiện dưới bàn tay các nghệ nhân và khi chiêm ngưỡng một tác phẩm, ta có cảm giác như đang thấy một thế giới thu nhỏ.
Và sự khởi nguồn của bonsai?
Từ hơn 2000 năm trước đã có phong tục trang trí bằng cách sử dụng những cây bị gió táp, bị đất lở, bị môi trường sống khắc nghiệt định hình. Những cây này thường có bộ rễ độc đáo, cành tán khúc khuỷu và thân ngoằn nghoèo toát lên dáng vẻ của một con người từng trải và vươn lên trước sóng gió cuộc đời. Tuy nhiên phải tới vài trăm năm sau, bonsai mới thực sự thăng hoa khi người Nhật coi trọng và xem bonsai như một nghệ thuật cao quý. Đến thế kỷ 19, người ta đã biết dùng dây kim loại để định hình cho cây và kỹ thuật đó đang được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay.
Xin liên hệ: 0944.22.88.82 (Khoa). Địa chỉ vườn phong: Thị trấn Gia Bình, Bắc Ninh.
Tài khoản: Lương Huy Khoa, 711A00183251, Vietinbank, CN Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tài khoản: Lương Huy Khoa, 00029466001, Tienphongbank, Trụ Sở Chính.
Tài khoản: Luong Huy Khoa, 0021001114291, Vietcombank, Trụ Sở Chính.