Các giống thông đen đẹp nhất

Cây thông có rất nhiều loại, thông đen được ví như vua, thông đỏ như hoàng hậu, nhưng thông trắng thì mới là loại được chuộng nhất tại Nhật. Tuy nhiên, các chủng thông trắng khá yếu và khó chăm sóc, lại chậm lớn và không thích hợp khí hậu nhiệt đới. Vì vậy thông đen với sức sống mãnh liệt nhất được chọn lựa làm bonsai phổ biến khắp thế giới. Có lẽ cũng như bóng đá - vua của các môn thể thao, đó là lý do thông đen được ví như vậy.

1. Thiên Thọ Hoàn

Trong nhánh thông đen thì cũng có rất nhiều loại được nhân giống và lai tạo. Thiên Thọ Hoàn (âm Hán - Nhật của loài thông này) đang nổi đình nổi đám với các phẩm chất tốt nhất được kế thừa từ loại thông Kotobuki (âm Hán là chữ Thọ). Chủng này nhiều mầm, lá rất ngắn và xòe tròn

Dưới đây là vài hình ảnh thông Thiên Thọ Hoàn được các nghệ nhân và người yêu cây Việt Nam thử nghiệm, chia sẻ...

Chủng thông này lá ngắn chi dầy, búp thu gọn nên chưa cần xử lý gì đã như cây bài (tán quạt), mang dáng vẻ bonsai tự nhiên. Trong khi giống thông đen thuần chủng lá khá dài, phải xén tỉa nhiều và khéo léo mới thoát lên được cốt cách và lộ đường thân.

2. Kotobuki (âm Hán - Nhật: chữ Thọ)

Loại thông Kotobuki cũng được khá nhiều người biết đến, giống này phát triển nhanh hơn, và vì thế dễ thấy khoảng trống giữa các nhánh. Việc làm bonsai khó hơn chút nhưng cũng đã là rất đẹp so với loại thông đen thông thường.

3. Mikawa (âm Hán Nhật: TAM HÀ)

Loại thông thông đen khá nổi tiếng khác là Mikawa, vì loài thông đặc biệt thích gió biển nên một số loài thông trở thành điểm đặc trưng của một số nơi (giống như cây Sanh có sanh Nam Điền...). Loại Mikawa này phổ biến nhất tại 2 tỉnh của Nhật với đặc trưng là vỏ rất đẹp. Các bạn có nhu cầu tìm hạt có thể liên hệ để nhận với chất lượng, nguồn gốc, và sự phục vụ tốt nhất. Đẳng cấp là hơn hẳn thông đen thuần chủng, dù loại gốc gác này đã đẹp đến mê hoặc.

4. Các loại vỏ sần

Theo năm tháng, vỏ thông biến đổi và sần sùi mang lại cảm giác già nua cổ kính. Một số loài thông sau tầm 5 năm là vỏ đã sù mạnh. Người Nhật thường ghép với loại thông thuần chủng để dễ dàng chăm sóc. Tuy nhiên, chất lượng ghép của nghệ nhân Nhật rất tinh tế và hoàn thiện. Chủng này cũng có nhiều loại và chỉ khác nhau một chút, rất dễ nhầm lẫn.

5. Loại lá ngắn mập (âm Hán Nhật là Thốn Tiêu)

Sự đa dạng của các loài thông vẫn tiếp tục phát triển theo thời gian và trình độ của con người. Có những loại lá lại mập và rất xinh.

6. Thêm một loại thông đen trong dòng họ Thiên Thọ Hoàn mà tình cờ thu lượm tại Nhật. Lá có thể nói là siêu ngắn. Sau nhiêu năm ép chậu thì kích thước là còn thu gọn thêm nữa. Tiếc là số lượng có hạn.

Và nói tới các loài thông thì không thể không nhắc tới nguồn cội. Thông đen thuần chủng vẫn được nuôi trồng rộng rãi và làm cây mẹ cho các loại khác phát triển khoe tài sắc.

** Thành công là kết quả, hạnh phúc là quá trình **

Niềm vui thực sự là quá trình tìm tòi, sáng tạo, với những trải nghiệm trên con đường dài đi đến thành công. Điều kiện thời tiết của Việt Nam khác Nhật một chút, và mỗi miền lại có sự biến đổi theo chiều dài đất nước. Vì vậy cách tốt nhất để đánh giá mỗi loại cây và tìm ra chế độ chăm sóc hợp lý nhất là bằng thử nghiệm thực tế. Dưới đây là cách anh Quyền ở Lạng Sơn theo dõi sự phát triển của cây. Bên trái (thấp) là thông Thiên Thọ Hoàn, bên phải (cao) là thông Kotobuki. Hai cây trong cùng một môi trường sống (đất, vị trị sáng, và chăm sóc tương tự...). Bằng cách dùng khay/chậu nhựa trong suốt (để quan sát quá trình rễ sinh trưởng) với số lượng mẫu thử nghiệm đủ lớn, tính chính xác của đánh giá càng được nâng cao. Lúc này, cây nào có nấm phát triển chứng tỏ rễ đang hoạt động mạnh.

Càng nghiên cứu càng thấy thế giới rộng mở hơn, có quá nhiều thứ. Mỗi chủng loại lại có các chi nhánh nên cần xác nhận chính xác từng chủng loại vì chất lượng là khác biệt. Về cách chăm sóc và giới thiệu đặc tính từng loại cụ thể hơn, các bài viết bên phần chia sẻ kiến thức sẽ tổng hợp sau khi dịch từ các tài liệu tiếng Nhật và tiếng Anh.

 

Để được phục vụ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ:

Hotline: 0944-22-88-82 (Khoa)

https://facebook.com/phonglado.com.vn

http://phonglado.com.vn

Viết đánh giá

Tên bạn:

Đánh giá của bạn:

Lưu ý: không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Xấu Tốt

Nhập mã kiểm tra vào ô bên dưới:

Bạn có biết?

 

 

Về phong lá đỏ

Giữa hơn 1000 loại phong trên đất Nhật, chúng tôi đã thử nghiệm 32 loài có màu sắc khác nhau tại Việt  Nam. Kết quả cho thấy một số giống có tốc độ sinh trưởng và thích nghi tốt với khí hậu tại đây. Từ đó, chúng tôi đã sàng lọc và mang về phục vụ bạn yêu thích. Để làm được điều đó là cả quá trình mày mò trên đất Nhật, lui tới các vườn cây vào học hỏi từ các nghệ nhân người Nhật Bản. Tự hào là nhà tiên phong về cây phong lá đỏ tại Việt Nam, chúng tôi xin cảm ơn và trân trọng sự tin chọn của bạn. Bạn có tin một ngày không xa sắc màu phong lá đỏ sẽ rực rỡ khoe sắc khắp đất trời Việt Nam.

Về bonsai?

Đây là từ gốc Nhật (và rất nhiều từ khác bạn đã quen thuộc, kể như: karaoke, karate...) được ghép từ hai âm Hán (do người Nhật cũng dùng chữ Kanji) là BỒN (chậu) và TÀI (trồng). Vậy có thể hiểu đơn giản là cây được trồng thu nhỏ trong chậu. Theo thời gian, bonsai đã trở thành nghệ thuật tại tất cả các quốc gia. Các kỹ thuật bonsai cũng ngày càng hoàn thiện dưới bàn tay các nghệ nhân và khi chiêm ngưỡng một tác phẩm, ta có cảm giác như đang thấy một thế giới thu nhỏ.

 

Và sự khởi nguồn của bonsai?

Từ hơn 2000 năm trước đã có phong tục trang trí bằng cách sử dụng những cây bị gió táp, bị đất lở, bị môi trường sống khắc nghiệt định hình. Những cây này thường có bộ rễ độc đáo, cành tán khúc khuỷu và thân ngoằn nghoèo toát lên dáng vẻ của một con người từng trải và vươn lên trước sóng gió cuộc đời. Tuy nhiên phải tới vài trăm năm sau, bonsai mới thực sự thăng hoa khi người Nhật coi trọng và xem bonsai như một nghệ thuật cao quý. Đến thế kỷ 19, người ta đã biết dùng dây kim loại để định hình cho cây và kỹ thuật đó đang được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay.

Xin liên hệ: 0944.22.88.82 (Khoa). Địa chỉ vườn phong: Thị trấn Gia Bình, Bắc Ninh.

Tài khoản: Lương Huy Khoa, 711A00183251, Vietinbank, CN Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tài khoản: Lương Huy Khoa, 00029466001, Tienphongbank, Trụ Sở Chính.

Tài khoản: Luong Huy Khoa, 0021001114291, Vietcombank, Trụ Sở Chính.

Facebook